Nga Sơn Di tích và danh thắng

Thứ tư - 21/12/2016 02:29
Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 42km, phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc. Với đường bờ biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m do phù sa sông Hồng và sông Ðáy bồi lắng.
Hơn 80% diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải từ tây sang đông. phía bắc của huyện có dãy núi Tam Điệp, phía nam có con sông Lèn chảy qua.
Chua Han Son Den tho mai an tiem
Đền thờ Mai An Tiêm dưới chân núi Mai An Tiêm ở xã Nga Phú, Nga Sơn

Chùa Tiên
Thuộc xã Nga An, Nga Sơn được xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5 ha. Đây là nơi để du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm những giáo lý của đạo Phật. Hiện nay Chùa Tiên đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, hiện tại đang được xây dựng và tu bổ khuôn viên cảnh chùa

Động Từ Thức
Còn gọi là động Bích Đào thuộc xã Nga Thiện, Nga Sơn - Thanh Hóa. Đây là một cảnh đẹp gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên. Các nhũ đá trong động dưới ánh sáng của những ngọn đèn trở nên sống động như câu chuyện về Từ Thức và Giáng Hương trong hội hoa.
Cảnh đẹp nơi đây từ xưa đã là nơi dừng chân của rất nhiều tao nhân mặc khách. Động Từ Thức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước kia) xếp hạng là thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia.

Đền thờ Mai An Tiêm
Đền thờ Mai An Tiêm dưới chân núi Mai An Tiêm ở xã Nga Phú, Nga Sơn
Thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5 km về phía đông Bắc. Ngôi đền này chứa một huyền thoại được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn.
Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm diễn ra trong khoảng 12-15 tháng 3 âm lịch.

Di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình
Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 3 km về phía tây Bắc. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Tại đây nghĩa quân Cần Vương và nhân dân ba làng Mậu, Thượng và Mỹ Khê (dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng) đã đánh bại nhiều đợt tấn công của Pháp.
Địa danh Ba Đình này đã được đặt thành tên gọi của quảng trường Ba Đình tại Hà Nội.

Cửa Thần Phù
Khi vua nhà Trần dẹp giặc phương Nam, đến đây sóng to gió lớn không tiến lên được, nhờ có một đạo sĩ La Viện người địa phương dẫn đường nên mới thoát hiểm. Khi thắng giặc trở về thì La Viện đã mất nên vua cho lập miếu thờ và phong là Áp Lãng Chân Nhân Tôn Thần.
Đây là thắng cảnh hùng vĩ với động Lục Vân, nơi chúa Trịnh Sâm đã đến viếng thăm và lưu lại 4 bài thơ trên vách đá (năm 1771), và động Bạch ác, một động đẹp có chùa ở trong và xưa kia nhiều vua, chúa đã tới tham quan và để lại nhiều bài thơ khắc trên vách đá.

Đền thờ Lê Thị Hoa
Lê Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang, lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn.
Tấm lòng trung trinh với dân với nước và sự hy sinh anh dũng của bà Lê Thị Hoa, ngay từ thuở ấy, nhân dân Nga Sơn đã lập đền thờ bà ở xã Nga Thiện (Nga Sơn) vẫn còn đến ngày nay. Đền thờ bà có đôi câu đối bất hủ:
"Thệ báo Tô cừu, thanh Bắc khấu
Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang"
Nghĩa là:
Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc. Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam.

Chùa Vân Hoàn
Chùa Vân Hoàn ngày nay, xưa kia có tên là Sùng Nghiêm Linh Tự rồi đổi tên thành chùa Vân Lỗi, là ngôi chùa lớn đầu tiên của huyện Nga Sơn được chép trong sử sách. Theo hoa văn trên các bia đá quanh Chùa, thì Chùa được dựng vào thời Nhà Lý (khoảng thế kỷ 12-14). Các Tăng ni đã chọn vị trí rất đẹp để xây dựng ngôi chùa này. Chùa có 11 văn Bia khắc vào vách đá. Trong một văn bia Phạm Ni Hạnh, một nhà thơ lớn thời bấy giò miêu tả. " Đông có xóm làng, cửa nhà đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia" "Nam gần sông lớn chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới". Tuy có sông kinh len lỏi hương địa ly, núi Ma Ni có thể làm chốn quen cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn ăn thông tới thần đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lạ người quen. Trong Bài minh của Phạm Ni Hạnh viết ở Chùa Vân Lỗi ta có thể thấy mục đích của việc mở chùa ở đây là cầu cho kẻ sống, người chết, lên được cõi phúc, để cứu vớt chúng sinh ra khởi biển mê Cái không khí đạo Phật ở đây cũng được ông miêu tả rõ: "Thần non hộ vệ Thí chủ cúng dàng Sớm chiều không ngớt Tấp nập giàu sang". Tại ngôi chùa cổ kính này, trong kháng chiến chông Pháp, nhân dân làng Vân Hoàn đã nuôi dấu mẹ Trần Xuân Soạn để ông an tâm cùng nghĩa quân Ba Đình chống giặc. Tháng 5 năm 1950 tại Chùa Vân Lỗi đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ 3, với nghị quyết lịch sử: Rào làng chống càn thắng lợi. Tại ngôi chùa này cũng là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây