Chùa Hàn Sơn I Thần phù Chính Đại I Nga Điền I Nga Sơn

https://www.chuahanson.com:443


Phật và Đức Thích Ca Mâu Ni

Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo. Phật là tên gọi tắt của chữ Buddha (Phật Đà) theo tiếng Phạn, chỉ người đã giác ngộ chân lý triệt để, có ý nghĩa “cổng thành diệu trí, đạo đăng viên giác” (thành tựu công đức của trí huệ vi diệu, đạo hạnh lên bậc viên giác). Phật có thể giúp mọi người giải trừ khổ não nhân sinh, là tôn thần trong Phật giáo, đối tượng chủ yếu được sùng bái.
Chua Han Son Thuc hanh phat giao trong doi song



Đức Thích Ca Mâu Ni được Phật giáo đồ xem như là vị thần siêu phàm, nên hình tượng của ngài được thờ cúng, là đề tài thường gặp nhất, được mọi người quen thuộc nhất trong nghệ thuật Phật giáo. Tư thế ngồi của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chủ yếu có ba loại:

Ngồi kiết già, tức bàn chân trái đặt lên trên đùi phải, bàn chân phải đặt lên đùi trái, tư thế này khiến lòng người an ổn, nên còn gọi là Kim Cang Kiết già tọa.

Ngồi bán già, tức chân phải đặt lên đùi trái, chân trái đặt dưới đùi phải, tư thế ngồi thường gặp nhất trong tạo tượng

3.Thế ngồi thiện kiết già, tức hai chân duỗi xuống dưới, còn gọi là Ý tọa.

Ngoài ra, còn có tượng đứng, tức hình tượng du hóa và khất thực của đức Thích Ca Mâu Ni. Tư thế ngón tay của tượng Phật, gọi là “Thủ ấn”, thủ ấn thường thấy nhất gọi là “Thiền Định ấn”, hai tay xếp chồng lên nhau đặt ở trước bụng dưới, lòng bàn tay ngửa lên, biểu thị thiền định; còn có “Thuyết Pháp ấn”, tay trái đặt trên đùi, tay phải đưa lên gập ngón tay thành hình khoen; “Thi Vô Úy ấn”, tay phải co lại đưa ra trước, lòng bàn tay hướng ra trước, ngón tay duỗi thẳng, biểu thị có thể trừ chúng sinh khổ; “Dữ Nguyện ấn”, tay trái dơ lên ngón trỏ tay trái gập lại, lòng bàn tay hướng ra trước, biểu thị thỏa mãn mọi ước nguyện của chúng sinh. Đức Thích Ca Mâu Ni được xem như biểu hiện Phật, nhưng ngài không phải là vị Phật duy nhất.

Tư tưởng Phật giáo cho rằng trong một thế giới ở mỗi thời kỳ chỉ có thể có một vị Phật giáo hóa chúng sinh, nhưng không gian là vô hạn, thời gian là vô thủy vô chung (không có bắt đầu và kết thúc). Trong không gian vô hạn đó, có rất nhiều thế giới, vô số vị Phật, về thời gian, thế giới có thể từ thành tới hoại lặp đi lặp lại, sau khi giáo hóa của một vị Phật chấm dứt, lại có vị Phật khác kế tiếp giáo hóa, nên trong một thế giới, Phật cũng có vô số. Đức Thích Ca Mâu Ni chỉ là giáo chủ trong thế giới này và hiện nay. Các vị Phật khác thường được biểu hiện có: vị Phật tương lai của thế giới này là Phật Di Lặc, Phật Nhiên Đăng của thời quá khứ, thế giới này vào giai đoạn Hiền kiếp của Thiên Phật. Còn có thế giới Tây phương cực lạc của A Di Đà Phật, thế giới Đông phương TịnhLưu Ly của Dược Sư Phật.

Ngoài ra, Phật giáo có sự phân chia giữa Tiểu thừa và Đại thừa; giữa Hiển giáo, Mật giáo, giữa chúng khác nhau ít nhiều về giáo nghĩa, dẫn đến tượng Phật sùng bái cũng khác nhau, như Tam thân Phật của Đại thừa không có trong tự viện Tiểu thừa, Ngũ phương Phật Mật giáo không có trong tự viện Hiển giáo… Tóm lại, trong nghệ thuật của Phật giáo Trung Quốc, tượng Phật của Mật giáo có chủng loại nhiều nhất.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây